Thời gian gần đây, cụm từ business development thường hay xuất hiện trong các thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội hay trên các website. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về business development. Vậy business development là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Business development là gì?
Business development – phát triển kinh doanh chính là công việc tạo ra giá trị lâu dài cho các doanh nghiệp từ các đối tượng khách hàng, từ thị trường tiêu thụ và các mối quan hệ với các đối tác khách hàng.

Business development bao gồm các công việc lên ý tưởng mới cho hoạt động kinh doanh, hướng tới mục đích xây dựng và phát triển một doanh nghiệp vững mạnh.
Business development manager là gì? – Quản lý phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của công ty, xác định triển vọng bán hàng và đối tượng khách hàng tiềm năng, quảng cáo và bán hàng, đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Business development manager có vai trò giúp các doanh nghiệp phát triển thông qua việc tìm kiếm cơ hội mới, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, sau đó sắp xếp cuộc hẹn với giám đốc khách hàng. Quản lý phát triển kinh doanh có thể coi là điểm liên lạc đầu tiên của khách hàng khi muốn tìm hiểu về sản phẩm, họ cũng xây dựng các hồ sơ thầu và thúc đẩy phát triển hàng hóa mới.
Tham Khảo: Marketing mix là gì?
Công việc của người làm business development
Đối với nhân viên phát triển kinh doanh:
- Phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược vận hành, đồng thời thực hiện các mục tiêu đặt ra với doanh nghiệp.
- Am hiểu sâu rộng về thị trường kinh doanh hiện tại, dự đoán những thay đổi và xu hướng trong tương lai, từ đó hướng đến đúng mục tiêu tiềm năng, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
- Có kiến thức chuyên môn cao, hiểu các đối tượng mục tiêu, tham gia trực tiếp vào quy trình bán hàng tại các cơ sở và tham gia các hoạt động marketing, từ đó làm cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trước khi chuyển giao cho hộ một đội ngũ bán hàng để tiếp tục chăm sóc, phát triển thành các mối quan hệ lâu dài kể cả khi đã kết thúc hợp đồng. Đây được xem là bước quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi nó tạo ra doanh thu lớn với giá trị lâu dài.
Đối với quản lý phát triển kinh doanh:
- Xác định cơ hội kinh doanh mới bao gồm các yếu tố như thị trường mới, khuc vực tăng trưởng, xu hướng, các đối tượng khách hàng tiềm năng,…
- Tìm kiếm các liên hệ cho doanh nghiệp.
- Không ngừng mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng.
- Là người trực tiếp gặp gỡ khách hàng hoặc trao đổi qua điện thoại.
- Hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
- Có khả năng phân tích tình hình kinh doanh hiện tại và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai, đưa ra các định hướng mới.
- Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Xử lý các hợp đồng với khách hàng.
Để làm business development cần đạt được những tiêu chí nào?

Nhà phát triển kinh doanh cần phải nắm rõ các tiêu chí dưới đây để có thể phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này:
- Tìm hiểu, nghiên cứu và nắm được chính xác tình phát triển của doanh nghiệp, phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu,…
- Nắm được tình hình của các ngành liên quan, từ đó dự báo về sự tăng trưởng của các ngành đó để đưa ra các giải pháp tốt nhất.
- Nghiên cứu, điều tra tình hình phát triển của đối thủ để tạo ra những chiến lược mới mẻ, khác biệt, đủ sức đánh bại các đối thủ của mình.
- Nắm rõ các nguồn chính trong doanh thu của doanh nghiệp hiện tại, xác định đúng đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp để phát triển sản phẩm theo đúng mục tiêu đó,
- Quan tâm đến khách hàng, nắm bắt một cách cụ thể và chính xác hồ sơ của họ.
- Không ngừng nghiên cứu và khám phá ra các cơ hội mới trên thị trường, những yếu tố mới mẻ, độc đáo để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Ghi nhớ rằng các tên miền, các sản phẩm mới đều có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, bổ sung cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
- Nắm được các khoản chi phí và có phương án phù hợp để tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả
Để tạo được doanh thu, lợi nhuận, giữ vững tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược đúng đắn cho phát triển kinh doanh. Dưới đây là một số gợi ý cho các doanh nghiệp:
Chiến lược tạo sự kết nối: Đây là chiến lược mang lại hiệu quả khác cao trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Chiến lược này được thực hiện bằng hình thức truyền miệng nhưng vẫn đem lại kết quả đáng ngạc nhiên. Các nhà phát triển kinh doanh có thể thực hiện nó tại bất kỳ địa điểm nào có đối tượng khách hàng tiềm năng.
Chiến lược quảng bá: Đây là chiến lược sử dụng một nguồn ngân sách của doanh nghiệp để đầu tư cho các kênh quảng bá. Khi thực hiện chiến lược này, các nhà business development cần xác định đúng những đối tượng khách hàng hàng tiềm năng nhất và hướng kế hoạch phát triển theo những nhu cầu của họ.

Chiến lược đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Những người làm business development cần phải đảm bảo luôn cập nhật kịp thời những nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng để tìm ra phương án phù hợp nhất. Nhờ đó doanh nghiệp mới có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang tìm kiếm. Cần tiếp thu tất cả những phản hồi tốt và không tốt về sản phẩm để có những điều chỉnh cho thích hợp.
Chiến lược xây dựng mối quan hệ: Các doanh nghiệp cần phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp cũng như với khách hàng và các nhà đầu tư. Có thể bạn sẽ tốn nhiều thời gian cho chiến lược này nhưng nó sẽ đem lại những hiệu quả đáng mong đợi.
Xây dựng chiến lược cho phát triển kinh doanh không phải là điều dễ dàng. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, các nhà business development sẽ đưa ra được những định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.