Chỉ số KPI hiện nay đã là một khái niệm khá quen thuộc trong kinh doanh, quản lý, marketing,… Vậy KPI là gì? KPI là viết tắt của từ gì? Làm thế nào để sử dụng KPI hiệu quả và hợp lý nhất trong marketing? Bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc đó cho quý bạn đọc.
Vậy KPI là gì? KPI là viết tắt của từ gì?
KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicators – có nghĩa là chỉ số đánh giá chất lượng công việc. Mỗi cá nhân làm việc trong một doanh nghiệp sẽ sở hữu một bản mô tả công việc, kèm theo đó là kế hoạch hoàn thành công việc mỗi tháng. Căn cứ vào việc hoàn thành KPI này, các công ty sẽ dễ dàng đánh giá đúng khả năng làm việc, từ đó có chế độ thưởng, phạt hợp lý.
KPI là gì trong marketing? Vai trò của KPI
KPI được thiết lập để đo lường hiệu quả chiến dịch marketing của các doanh nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của nó là gì?
Chỉ số KPI giúp đo lường hiệu suất, hiệu quả và chất lượng công việc của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ giúp người lãnh đạo và các cá nhân nắm được hiệu suất, khả năng làm việc của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra hướng đi phù hợp.
Bên cạnh đó, KPI cũng là chỉ số để bạn nhận biết xem doanh nghiệp của mình có hoàn thành các mục tiêu đã đề ra hay không, đang thành công hay phát triển tụt dốc. Có nhìn nhận đúng vấn đề thì mới có thể có những biện pháp hợp lý cho tình hình phát triển mới.

Tùy vào mục tiêu của từng doanh nghiệp mà KPI sẽ được đo trên các tiêu chí khác nhau. Đối với doanh nghiệp có mục tiêu kiếm tiền, KPI sẽ bao gồm tăng trưởng bán hàng, lợi nhuận biên, chi phí vận hành. Đối với công ty có mục tiêu tạo thương hiệu lớn, thu hút nguồn khách hàng mới dồi dào thì KPI sẽ đo lường theo giá trị thương hiệu, nhận diện thương hiệu. Còn đối với doanh nghiệp muốn tăng tính gắn kết của đội ngũ nhân viên, KPI sẽ đo lường theo sự ủng hộ của nhân viên theo KPI. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn đo lường nhiều vấn đề sẽ cần sử dụng nhiều bộ KPI khác nhau.
Đặc điểm chính của KPI
KPI có một số đặc điểm chính như sau:
- Đo lường những vấn đề xảy ra trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp.
- Các chỉ số này được theo dõi, đánh giá, đo lường thường xuyên theo ngày, theo tuần chứ không phải theo từng tháng, quý hay năm.
- Những nhà quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp là người vạch ra hoạch định, chiến lược cho dự án. Vì thế, KPI chịu tác động trực tiếp từ ban quản lý công ty.
- Yêu cầu mỗi cá nhân đều phải hiểu rõ các tiêu chí đánh giá, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của nơi làm việc.
- Gắn kết trách nhiệm cho từng cá nhân và từng nhóm, bộ phận trong doanh nghiệp.
- KPI hoạt động theo hiệu ứng dây chuyền. Điều này có nghĩa là chỉ số này sẽ ảnh hưởng tích cực đến thành công của tổ chức nếu được áp dụng đúng mục đích và cũng có thể ngược lại. Đặc biệt, chỉ số KPI còn ảnh hưởng dây chuyền đến 3 chỉ số: PI – chỉ số thể hiện hành động cải thiện hiệu suất chiến dịch, RI – chỉ số đánh giá kết quả, KRI – chỉ số kết quả trọng yếu.

Các loại KPI
Tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược mà từng doanh nghiệp sẽ có hệ thống KPI khác nhau, thậm chí còn có sự khác nhau giữa từng phòng, ban, giữa các cá nhân. Nhưng nhìn chung KPI chủ yếu sẽ có hai loại phổ biến sau:
KPI gắn với mục tiêu mang tính chiến lược: Các mục tiêu này thường là profit, market share, tiền,… tác động trực tiếp lên tình hình phát triển của doanh nghiệp. Dễ hiểu hơn, KPI chiến lược của một công ty được đặt ra là phải đạt doanh số 30 tỷ/tháng và 360 tỷ/năm. Nếu không đạt được doanh số đó, công ty đó sẽ phải chịu tổn thất nghiêm trọng.
KPI gắn với mục tiêu mang tính chiến thuật: Chiến thuật được hiểu là các phương pháp để thực hiện chiến lược đề ra trước đó. KPI sẽ có tác dụng đo lường và kiểm nghiệm tính hiệu quả của chiến thuật đó.
Quy trình xây dựng chỉ số KPI

Mỗi doanh nghiệp lại có cho mình quy trình xây dựng KPI riêng. Nhưng nhìn chung, các quy trình đó sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:
- Xác định chủ thể xây dựng KPI: Là người có chuyên môn cao, có thể là trưởng các phòng ban, bộ phận.
- Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng riêng của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
- Xác định vị trí chức danh, nhiệm vụ của từng chức danh.
- Xác định hiệu số chỉ suất cố yếu KPIs: Bao gồm chỉ số nhóm bộ phận, chỉ số cá nhân và xây dựng kỳ đánh giá từng chỉ tiêu.
- Xác định khung điểm rõ cho kết quả nhận được.
- Đo lường, tổng kết, điều chỉnh: Dựa trên khung kết quả để đánh giá, nhận xét và đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Trên đây là những giải đáp về KPI là gì và các lưu ý để xây dựng thành công KPI cho doanh nghiệp. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu những thông tin hữu ích cho bạn. Hy vọng rằng với những gợi ý này, các bạn sẽ áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình