Hiện nay, trade marketing không còn là thuật ngữ xa lạ trong ngành marketing. Vậy trade marketing là gì? Bạn cần biết những gì về trade marketing? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
Trade marketing là gì?
Trade marketing là phương thức giúp người dùng nhận biết được sản phẩm và từ đó có ý định mua hàng. Trade marketing nhằm mục đích nhắm đến người tiêu và phục vụ cho điểm bán hàng.

Nói cách khác, trade marketing là sự giao thoa giữa 3 đối tượng Khách hàng – Người bán lẻ (Customer), Người mua hàng (Shopper) và Thương hiệu (Brand).
Vai trò của trade marketing
Sau khi hiểu được trade marketing là làm gì, bạn cần phải biết vai trò của nó để phát huy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò của trade marketing:
Vai trò nhà phân phối: Các công ty lớn thường ít làm các chương trình vì họ đã có trade term, tuy vậy vẫn có một số trường hợp cần trade marketing như kết hợp với phòng phát triển khách hàng. Khách hàng phát triển chính là thúc đẩy tăng doanh số. Các công ty nhỏ thì thường khuyến mãi cho nhà phân phối để họ ôm hàng, chạy doanh số cuối năm.
Vai trò cửa hàng: trade marketing vai trò tạo ra những chương trình để kích thích cửa hàng mua vào và bán ra. Các chương trình thường có hai phần chính là chương trình dài hạn và chương trình chiến thuật ngắn hạn.
Trưng bày và doanh số: Đối với những sản phẩm đã bán chạy thì ngoài việc trả thưởng trưng bày thì còn kèm theo doanh số tính theo tháng, quý hoặc năm. Trưng bày và doanh số có nhiều lợi ích như kích thích người tiêu dùng, thúc đẩy chiến lược phát triển, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm, dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới,…

Trải nghiệm của người dùng ngay trong cửa hàng: Người quyết định sẽ dễ dàng quyết định mua hay không khi hiểu hết tính năng và được trải nghiệm sản phẩm trên thực tế. Đặc biệt là với các sản phẩm công nghệ cao như smartphone, laptop hay mỹ phẩm,… vai trò này càng được phát huy. Để thuyết phục khách hàng, các tư vấn viên cần phải giải thích, trình bày cụ thể và dùng thử ngay tại cửa hàng.
Dự báo chính xác: Người làm trade marketing phải nắm rõ phần dự báo kế hoạch để sản xuất. Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng tiên lượng dựa trên số liệu, đôi khi cũng cần đến cảm tính, bạn phải trở thành một người làm trung gian công tâm.
Tham Khảo: Những mẫu bài viết quảng cáo hay nhất
Một số hình thức trade marketing phổ biến
Hiện nay trên thị trường có một số hình thức trade marketing phổ biến như:
Triển lãm thương mại: Là nơi doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu hay sản phẩm của mình, từ đó mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác chuỗi cung ứng quan trọng. Bên cạnh đó, triển lãm thương mại cũng tại cơ hội giao lưu, hình thành các mối quan hệ có lợi.
Xúc tiến thương mại: Các chương trình xúc tiến thương mại thường bao gồm phiếu giảm giá, giao dịch hàng loạt, các ưu đãi đặc biệt,… Với các chương trình khuyến mại, doanh nghiệp có thể làm cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn trong cuộc cạnh tranh.
Quảng cáo: Đây là việc đem lại hiệu quả cao trong việc thiết lập nhận dạng thương hiệu. Khi thương hiệu của bạn được khách hàng dễ dàng nhận diện, ghi nhớ thì sản phẩm của bạn sẽ có nhiều cơ hội trên thị trường.
Cách làm chiến lược trade marketing hiệu quả

Để chiến lược trade marketing của bạn đạt hiệu quả cao, đừng bỏ lỡ những bước cơ bản sau:
Nghiên cứu thị trường: Đây là bước quan trọng trong bất kỳ chiến lược nào. Đối với trade marketing cũng vậy, nghiên cứu này sẽ phải tập trung vào thị trường mục tiêu của bạn. Để nghiên cứu thị trường, bạn phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn là ai? Thách thức lớn nhất của bạn là gì? Đối tượng mục tiêu của bạn?
Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ về đối tượng mục tiêu. Bạn cần theo dõi xu hướng trực tuyến, đọc nhiều về ngành kinh doanh của bạn, áp dụng kiến thức có được và phát triển kế hoạch toàn diện kế hoạch đặt ra.
Lên kế hoạch chi tiết: Bạn cần lên một kế hoạch toàn diện bao gồm những nội dung như Bạn muốn trade marketing sẽ đưa thương hiệu phát triển đến đâu? Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu vào các chiến thuật? Mục tiêu của bạn trong một tháng, một quý là gì?… Đây là cách để bạn đi đúng hướng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm ra nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
Đầu tư vào thương hiệu: Xây dựng thương hiệu rất quan trọng trong marketing vì khách hàng thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên khuynh hướng tình cảm nhiều hơn. Tất cả các hình thức marketing đều chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, việc cần làm là nắm được cách thức, thời gian và vị trí thực hiện để tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Hiểu được cách tiếp cận trade marketing và xây dựng được chiến lược toàn diện là cách để bạn có được chỗ đứng trên thị trường. Hy vọng với những gợi ý trên, chiến lược trade marketing của các bạn sẽ thành công.